Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

☠ Truyện kinh dị: BÙA KUMAN THONG - Sự thật đáng sợ.

Kuman Thong (Kuman-Tong – Guman-Thong) còn được gọi là “Cậu bé vàng” hay “Quỷ Linh Nhi”, một loại bùa ngải huyền bí chỉ có thể tìm thấy ở Thái Lan. Chúng ta có thể thắc mắc tại sao các nhà sư Thái Lan lại tạo ra Kumanthong!

Câu trả lời hoàn toàn là từ lòng trắc ẩn đối với đau khổ của những đứa trẻ này, vì thiếu điều kiện để được tái sinh vào nơi tốt hơn. Các nhà sư hoặc thấy bùa sẽ giúp đỡ những đứa trẻ đáng thương này bằng cách đưa chúng vào một nơi tạm thời để trú ẩn, chẳng hạn như mặt dây chuyền hoạ tiết hoặc bức tượng nhỏ hình em bé.

Các nhà sư sẽ lấy xác chết của trẻ sơ sinh và sử dụng xương hoặc lông, tóc của chúng để tạo thành các mẫu bùa hộ mệnh. Đối với những em bé chưa sinh (có nghĩa là chết trong bụng mẹ) sẽ được đưa vào hình tượng em bé đang nằm và mút núm vú giả (rất dễ thương), những đứa bé ở độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi, hình dáng thông thường là đứng hoặc ngồi và bạn cũng có thể thấy chúng mang theo một số vũ khí như cung tên hoặc giáo mác.

Một số linh hồn hung dữ sẽ được pháp sư bịt mắt bằng tấm vải màu đỏ, những loại này sẽ mất nhiều năm để rửa sạch nghiệp chướng cho chúng, và cũng rất khó khăn để chế ngự chúng.

Ban đầu, Kuman Thong được tạo ra với mục đích giúp các linh hồn bé nhỏ có cơ hội siêu thoát, bằng cách giúp đỡ chủ nhân của mình, nghe kinh Phật thường xuyên để tạo nghiệp lành, xoá bỏ nghiệp ác trong quá khứ thông qua đó chúng sẽ được tái sinh vào cõi tốt hơn.

Tất cả chúng sinh đều phải trải qua luân hồi và đau khổ, bao gồm cả con người như chúng ta. Do đó, các nhà sư với lòng bi mẫn đã cưu mang những sinh linh bé nhỏ này, giúp chúng có nơi nương tựa, ăn uống vui chơi như một đứa trẻ bình thường, và cho chúng nghe Pháp thoại, kinh Phật để chúng có được những tư tưởng lành mạnh và sự hiểu biết đúng đắn mà cuối cùng sẽ giải thoát chúng khỏi những đau khổ.

Tuy nhiên, không phải tất cả những linh hồn trẻ em điều có thể trở thành Kuman Thong. Nó phụ thuộc vào nghiệp của chúng trong đời trước.

Nếu một người đã phá thai trong cuộc sống quá khứ, khi họ tái sinh trong cuộc sống kế tiếp, họ sẽ phải đối mặt với số phận tương tự và chết trong cơ thể của người mẹ trước khi nhận được cơ hội để tái sinh. Những nhà sư hoặc thầy pháp có cách để nhận ra điều này.

Bùa ngải Kuman Thong được tạo ra để những linh hồn đó có cơ hội được yêu thương, đó cũng là cơ hội để chúng tích lũy nghiệp lành và giúp đỡ cha mẹ (chủ nhân của Kuman Thong), chúng sẽ được tái sinh trong cõi tốt hơn sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Nếu một người thực sự chăm sóc tốt Kuman Thong, nó sẽ giúp đỡ ân nhân của mình trong việc hoàn thành những ước muốn lành mạnh trong cuộc sống. Ngay cả khi Kuman Thong được tái sinh, nó vẫn sẽ trở lại như một vị thần hay một quế nhân giúp đỡ chủ nhân của nó. Rất nhiều người không nhận ra rằng, Kuman Thong có thể làm điều tốt hay xấu tùy theo mong muốn của chủ sở hữu.

Một chủ sở hữu tốt có thể dạy cho Kuman Thong tu luyện trong Pháp và tích lũy nghiệp lành. Một chủ sở hữu có trí tuệ kém, tâm địa ác có thể dạy cho Kuman Thong của mình thực hiện hành động xấu cho lợi ích cá nhân của họ khi biết rằng Kuman Thong có khả năng phi thường.

Kuman Thong chỉ là những đứa trẻ nhỏ và tâm trí mong manh của chúng có thể bị biến thành hành động xấu xa hoặc tốt đẹp theo ý chủ nhân. Nếu chủ sở hữu dạy Kuman Thong làm những điều tà ác thì họ sẽ chịu ảnh hưởng bởi luật nhân quả và họ sẽ nhận quả xấu trong chu kỳ tái sinh của mình.

Trong thời đại hiện nay, Kuman Thong được tạo ra chủ yếu với mục đích mang lại may mắn, sự giàu có cho các chủ cửa hàng kinh doanh nhằm thu hút khách hàng vào cửa hàng và bảo vệ chủ nhân khỏi bị tổn hại.

Kuman Thong sẽ thì thầm vào tâm thức của họ và họ bước vào cửa hàng theo một mệnh lệnh nào đó không cưỡng lại được. Lợi ích khi nuôi bùa ngải Kumanthong là rất nhiều, tuy nhiên, mối quan hệ cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng thuận hoà, nhất là đối với một linh hồn phải chịu nhiều đau khổ như Kuman Thong.

☠ Truyện ngắn kinh dị - Cắm câu đêm.

 ✵ Tác giả : Huỳnh Anh Nguyễn

 ✵ Diễn đọc : Nguyễn Huy

Truyện ngắn kinh dị Cắm Câu Đêm kể về câu chuyện gặp ma của một người đàn ông làm nghề cắm câu ở miền tây sông nước Hậu Giang. Những sự việc ma quái kinh dị diễn ra đem đến cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về chuyện ma quái tâm linh của bà con miền Tây.

☠ Truyện ma có thật: Xóm nghèo và Thiên Linh Cái.

 ✵ Tác giả : Mỹ Phương

 ✵ Diễn đọc : Nguyễn Huy

là câu chuyện ma có thật nói về lão thầy bùa luyện Thiên Linh Cái tại một xóm nhỏ nghèo hẻo lánh ở Bạc Liêu. Mời các bạn cùng lắng nghe những bi kịch mà bùa chú Thiên Linh Cái đã gây ra cho bà con nơi đây các bạn nhé!

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Nhà thổ kinh dị chỉ dành phục vụ những khách hàng mắc hội chứng "Ái tử thi".

Lào là một Quốc gia không có bờ biển ở Đông Nam Á. 80% là cao nguyên và đồi núi. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều ngôi làng xa xôi vẫn còn rất lạc hậu, họ vẫn giữ nhiều phong tục bí ẩn mà hiện nay được xem là bất hợp pháp. Ở đây có một phong tục khá đặc biệt, "làm tình với người chết".

Những gia đình quá nghèo có người phụ nữ vừa mới mất, họ thường bán tử thi người thân cho các nhà thổ này, đây là nguồn cung cấp chính những tử thi để phục vụ cho khách hàng mua dâm mắc hội chứng "Ái tử thi".

Ê kíp làm phim truyền hình Hongkong do Thạc sĩ Master Szeto Fat-ching, người được mệnh danh là "Người săn linh hồn" chủ trì đã có một chuyến đi đến một nhà thổ dành cho người mắc hội chứng "Ái tử thi" để tìm hiểu và quay phim.

Trước khi theo chân ê kíp làm phim truyền hình tham quan nhà thổ kinh dị này tại Lào, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ lược về hội chứng "Ái tử thi", một hội chứng tâm thần được xem là hội chứng kinh sợ nhất trong y học.

Theo Wikipedia định nghĩa: ái tử thi (còn gọi là hội chứng yêu xác chết, tên khoa học là Necrophilia) là hội chứng bị hấp dẫn bởi xác chết.

Khi người thân (người vợ, người chồng hay cha mẹ hoặc con cái) trong gia đình qua đời, bệnh nhân ái tử thi vẫn muốn giữ lại xác người đó và chăm sóc như khi họ còn sống.

Theo các chuyên gia tâm thần, những trường hợp ái tử thi đều được cho là bị mắc các triệu chứng rối loạn tâm thần.

Họ thường nghĩ rằng những người thân của mình chỉ chết về phần xác chứ không chết về phần hồn. Họ tin rằng linh hồn của người chết vẫn còn sống và vẫn cảm nhận được những việc người sống làm với họ.

Nhà tâm lý học, bác sĩ thần kinh nổi tiếng người Áo là Sigmund Freud từng viết trong bài "Mourning and Melancholia" (1917) mô tả hai dạng hội chứng necrophilia. Dạng thứ nhất gọi là inhibited necrophilia (ái tử thi kiềm chế) và dạng thứ hai là morbid necrophilia (bệnh ái tử thi). Dạng thứ nhất có thể xem là “nhẹ” (pseudonecrophilia), mà theo đó, người mắc chứng này có xu hướng lưu luyến chồng/vợ mới qua đời, muốn ngủ chung, âu yếm với xác người quá cố. Dạng thứ hai nặng hơn và được xem là bệnh, vì người mắc bệnh có xu hướng quan hệ tình dục với tử thi, thậm chí có hành động được xem là ác dâm như cắn xé, ngấu nghiến với thân xác người quá cố.

Năm 1989, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã mô tả 34 trường hợp với hội chứng ái tử thi và tìm ra những nguyên nhân khiến người sống muốn giữ lại xác người thân đã chết: Họ muốn giữ một người bạn đời, có thể là bạn tình, trong tình trạng không kháng cự (68%), muốn sum họp với người tình cũ (21%), vì lý do dục tính (15%) và để tránh cảm giác cô đơn (15%).

Những bệnh nhân ái tử thi thường có hội chứng gần giống nhau, đó là những biểu hiện khá bất thường như bí mật giữ lại xác người chết hay đào huyệt của người mà họ yêu rồi mang hài cốt về nhà để ngủ chung với những lý do của riêng họ.

Các chuyên gia tâm thần nhận thấy, các trường hợp ái tử thi thường có triệu chứng rối loạn tâm thần, một số mắc bệnh động kinh hoặc có những rối loạn cá tính trong cuộc sống. Một số ca bệnh có rối loạn nhân cách ngay từ lúc mới lớn.

Giới nghiên cứu tâm thần cho rằng, ái tử thi là một “phương tiện” giúp cho bệnh nhân vượt qua sự mất mát về tình yêu, giống như là một cơ chế lấy lại quân bình tâm lý trong cuộc sống. Mặc dù, hành động của một số người mắc hội chứng ái tử thi có thể xuất phát từ tình yêu nhưng cách họ thể hiện chẳng những không phù hợp với quy ước xã hội mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường, có hại đến sức khỏe của chính họ.

Những trường hợp ái tử thi điển hình trên thế giới.

1. Trường hợp điển hình đầu tiên là vào thập niên 1930 ở Florida (Mỹ), bác sĩ Carl von Cassel điều trị một bệnh nhân trẻ đẹp mắc bệnh lao tên là Maria Elena Oyoz. Bác sĩ Carl von Cassel yêu bệnh nhân này tha thiết, nhất định tìm mọi cách để cứu sống người yêu nhưng ông thất bại và bệnh nhân qua đời. Sau khi chôn cất, bác sĩ Carl von Cassel lập tức bốc mộ và cho đúc một khuôn mặt giống y như mặt của người quá cố, với ý định giữ nét đẹp đó vĩnh viễn. Còn thi thể thì để trong một lăng, cao hơn mặt đất ở nghĩa trang.

Ông đến thăm mộ người yêu mỗi ngày, nhưng sau khi thấy người chung quanh để ý đến những chuyến đi khác thường đó, ông quyết định dời thi thể về nhà, cho mặc áo cưới và đặt mặt nạ trên khuôn mặt của người quá cố. Ông còn bao bọc thi thể bằng sáp pha với nước hoa để giữ thịt và xương không bị tan rã. Hết năm này sang năm khác, ông phải giữ xương gắn liền nhau bằng những cọng dây đàn piano và hằng ngày phải dùng sáp và nước hoa mới. Người bác sĩ này thậm chí làm cả tóc giả để giữ cho thi thể được tự nhiên. Nhưng mặc cho bao nhiêu nỗ lực giữ thi thể, ông không thể nào xóa được mùi hôi thối và láng giềng bắt đầu phàn nàn. Điều lạ lùng là ông vẫn viết thư tình cho người quá cố.

Sau này, khi gia đình Maria Elena phát hiện, họ rất giận dữ và thưa ra tòa. Tòa án ra lệnh ông phải giao trả thi thể của Maria Elena cho gia đình để an táng ở một địa điểm bí mật.

2. Trường hợp điển hình thứ hai, năm 1955, một thanh niên tên là Tim Bayes, sống ở vùng ngoại ô thành phố Bari, Italia, đã ở trong nhà mồ của người yêu mình hơn 2 ngày liền. Kể từ khi người yêu được chôn cất, Tim bí mật đào một cái huyệt nhỏ bên cạnh mộ của Mary. Hằng đêm, người thanh niên này thường xuyên ra nghĩa trang để ngủ cùng cô. Sau này, giới điều tra còn tìm thấy những vật dụng như radio, giấy học sinh, nho khô, hạt lúa mạch và một ít bánh bích quy vụn ở trong cái huyệt nhỏ này. Tuy nhiên, dường như bị hấp dẫn bởi cái xác của Mary, sau 3 năm lén lút ngủ cùng cô ở cái huyệt nhỏ bên cạnh, Tim quyết định đánh cắp xác của cô và mang về nhà. Về sau, khi bị phát hiện, người thanh niên này chỉ biết ôm di ảnh của người và khóc ngất.

3. Trường hợp điển hình thứ ba, là một trường hợp khá trầm trọng về hội chứng ái tử thi của người đàn ông tên là John Price ở Anh. Sau khi người vợ đầu của ông qua đời, ông tái giá. Nhưng thi thể người vợ quá cố được ông ướp và giữ cùng một giường với người vợ mới. Sau khi người vợ thứ hai qua đời, ông cũng ướp xác và giữ thi thể bà trong cùng một giường. Đến bà vợ thứ ba thì bà này không chấp nhận thói quen dị hợm đó, nhưng ông vẫn ngủ với hai thi thể kia cho đến ngày ông qua đời.

4. Trường hợp điển hình thứ tư, vào năm 2011, cảnh sát Nga đã bắt giữ một người đàn ông tên Anatoly Moskvin, 45 tuổi, một nhà sử học địa phương, để làm rõ sở thích quái dị của ông ta: Đánh cắp và cất giấu thi thể của 26 phụ nữ đã chết trong nhà mình. Anatoly Moskvin khai với cảnh sát rằng, ông đã lấy hơn 20 thi thể của phụ nữ từ nghĩa địa trong thành phố để phục vụ cho sở thích riêng không thể giải thích được của ông.

Mặc dù, câu chuyện ái tử thi của những trường hợp kể trên nghe khá dị thường nhưng bản thân những "bệnh nhân" này ngoài đời phần lớn là những người rất bình thường, nhẹ nhàng và dễ mến.

Nhà thổ kinh dị chỉ dành phục vụ những khách hàng mắc hội chứng "ái tử thi" ở Lào.

Có những tài liệu viết về những bí mật của xã hội loài người cho thấy: Ở thế kỷ 19, có vài nhà thổ ở Châu Á có những căn phòng dùng để chứa các xác chết nữ giới để phục vụ các khách hàng mắc hội chứng "ái tử thi". Có nhiều kẻ bệnh hoạn, họ mong muốn một sức mạnh siêu nhiên hoặc tìm kiếm sự giàu có bằng cách làm tình với người mới chết.

Lào là một Quốc gia không có bờ biển ở Đông Nam Á. 80% là cao nguyên và đồi núi. Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nhiều ngôi làng xa xôi vẫn còn rất lạc hậu, họ vẫn giữ nhiều phong tục bí ẩn mà hiện nay được xem là bất hợp pháp. Ở đây có một phong tục khá đặc biệt, "làm tình với người chết". Thật khó nói vì nơi đây còn quá lạc hậu. Họ không quan tâm đến vấn đề vệ sinh. Họ bất chấp đạo đức.

Những gia đình quá nghèo có người phụ nữ vừa mới mất, họ thường bán tử thi người thân cho các nhà thổ này với giá khoảng 500USD. Đây là nguồn cung cấp chính những tử thi để phục vụ cho khách hàng mua dâm mắc hội chứng "Ái tử thi".

Ê kíp làm phim truyền hình Hongkong do Thạc sĩ Master Szeto Fat-ching, người được mệnh danh là "người săn linh hồn" chủ trì đã có một chuyến đi đến một nhà thổ dành cho người mắc hội chứng "Ái tử thi" để tìm hiểu và quay phim. Mời các bạn hãy cùng theo chân đoàn làm phim tư liệu này.



Tổng hợp từ Internet.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Linh hồn lìa thân thể và để lại lời nhắn? Chuyện con tàu gặp nạn năm 1828

Robert Dale Owen (1801–1877) là một nhà cải cách và chính trị gia người Mỹ. Ông cũng đặc biệt tin vào thế giới tâm linh và những hiện tượng thần bí chưa có lời giải đáp. Khi còn sống, ông từng nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên, từ giấc mơ bí ẩn cho đến linh hồn và những nỗi ám ảnh. Tất cả đã được tập hợp lại trong một cuốn sách mang tên “Footfalls on the Boundary of Another World” (Những bước chân trên ranh giới của thế giới khác), xuất bản lần đầu vào năm 1860.

Trong số rất nhiều câu chuyện có thật mà Owen từng chứng kiến hoặc thu thập là cuộc giải cứu giữa biển khơi năm 1828.

Đó là một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời của Robert Bruce, người đàn ông đến từ vùng Torbay thuộc miền Nam nước Anh. Bruce cũng là người đầu tiên tham gia chuyến tàu thương mại từ Liverpool (Anh) tới thành phố St. John ở New Brunswick (Canada).

Sau khoảng 6 tuần lênh đênh trên biển, con tàu đã tiến gần tới đảo Newfoundland của Canada. Cả Bruce và thuyền trưởng đang ở trên boong tàu khi Bruce say sưa tính toán lại công việc trong ngày. Sau đó, anh gọi to lên vài lần để thông báo với thuyền trưởng về kết quả của mình, nhưng không hề nghe thấy tiếng trả lời. Ngoảnh mặt lại, Bruce nhìn thấy bóng dáng vị thuyền trưởng ngồi trong cabin gần đó. Bruce đứng lên và đến trước cánh cửa cabin, vị thuyền trưởng bất giác ngẩng mặt lên, và… không, đó không phải ngài thuyền trưởng, mà là một gương mặt hoàn toàn xa lạ.

Bức chân dung Robert Dale Owen.

Bruce như chết lặng khi đối diện với cái nhìn chằm chằm ấy. Đây không phải là bất kỳ thủy thủ viên nào trên tàu mà anh vẫn biết. Một khuôn mặt xa lạ mà anh chưa từng gặp trước đây. Bruce vội chạy trở lại boong tàu tìm ngài thuyền trưởng.

Thuyền trưởng: “Bruce, cậu sao thế? Có gì trên đời này lại khiến cậu hốt hoảng đến vậy?”

Bruce: “Người đàn ông ấy là ai, thưa ngài? Ai đang ngồi ở ghế của ngài vậy?”

Thuyền trưởng: “Ngoài tôi ra thì còn có thể là ai kia chứ?”

Bruce: “Nhưng đúng vậy, có một người lạ mặt ở đây…”

Thuyền trưởng: “Cậu không mơ đấy chứ, Bruce? Làm gì có ai dám cả gan vào trong cabin thuyền trưởng mà chưa được tôi cho phép?”

Bruce: “Nhưng, thưa ngài, hắn ta đang ngồi trên ghế của ngài, ngay gần cửa, rồi còn viết lên bảng của ngài nữa. Rồi hắn còn ngẩng lên nhìn khi tôi tới…”

Sau đó, Bruce và thuyền trưởng cùng vào cabin xem xét. Không một bóng người. Tất cả mọi vật dụng vẫn nguyên vẹn như chưa hề có ai đột nhập vào đây.

Thuyền trưởng:“Chàng trai trẻ Bruce, không phải tôi đã nói rằng cậu đang mơ giữa ban ngày hay sao?”

Bruce: “Nhưng thưa ngài, tôi đã nhìn thấy hắn ta viết gì đó lên tấm bảng của ngài…”

Vị thuyền trưởng cầm tấm bảng lên, trên đó là những dòng chữ viết tay vội vã: ‘Hãy lái về hướng Tây Bắc’.

Đây không phải nét chữ của Bruce, cũng không phải nét chữ của bất kỳ thuyền viên nào khác trên tàu. Vậy đó là ai? Con tàu đã lênh đênh giữa biển gần 6 tuần, làm sao có kẻ đột nhập nếu hắn ta không ẩn nấp trên tàu từ trước khi khởi hành? Nhưng mặc dù đã kiểm tra mọi ngóc ngách, họ vẫn không thấy bất kỳ dấu vết nào.

Những dòng chữ bí ẩn khiến thuyền trưởng suy nghĩ. Ông không biết ý nghĩa đằng sau đó là gì, nhưng vẫn quyết định thay đổi hải trình: chuyển tàu rẽ sang hướng Tây Bắc thay vì hướng Tây Nam như trong kế hoạch.

Sau đó, con tàu phát hiện phía trước xuất hiện một tảng băng trôi, gần đó là một con tàu đang gặp nạn. Họ đã bị mắc kẹt trong nhiều tuần liền và rơi vào hoàn cảnh vô cùng éo le. Toàn bộ hành khách cùng thủy thủ đoàn trên tàu phải cầm cự qua ngày khi nước và lương thực dự trữ đang dần cạn kiệt. Trong lúc vô vọng nhất, họ may mắn được cứu thoát lên tàu của Bruce.

Cuốn sách nổi tiếng của Robert Dale Owen.

Trong những người được đưa lên tàu tị nạn, Bruce vô tình gặp lại gương mặt quen thuộc mà cậu từng thấy vài giờ trước đó. Không ai khác, đó chính là “kẻ lạ mặt” đã ngồi trong cabin lúc trước! Bruce nhanh chóng báo cáo chuyện này với thuyền trưởng.

Thuyền trưởng:“Cảm ơn ngài đã nhận lời tới gặp tôi. Hy vọng tôi sẽ không làm phiền ngài, nhưng tôi sẽ vô cùng cảm kích nếu ngài giúp tôi viết một vài từ lên chiếc bảng này”.

Hành khách (“kẻ lạ mặt”): “Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì ngài yêu cầu, thưa thuyền trưởng. Ngài muốn tôi viết gì đây?”

Thuyền trưởng: “Chỉ một vài từ đơn giản, ví dụ như… ‘Hãy lái về hướng Tây Bắc’”

Người lạ mặt tỏ ra chút khó hiểu, nhưng vẫn vui vẻ nhận lời. Khi so sánh hai nét chữ, đó quả đúng là của cùng một người. Trong cuộc đối thoại sau đó, sự thật mới được làm sáng tỏ. Thì ra vị khách trên chiếc tàu gặp nạn kia từng có một giấc mơ kỳ lạ. Khi tỉnh dậy, anh nói với mọi người trên tàu rằng sẽ có một con tàu đi ngang qua và cứu họ thoát khỏi cơn hoạn nạn. Anh cũng nhìn thấy con tàu ân nhân trong giấc mơ, và nó giống hệt với chiếc tàu mà Bruce đang tham dự. Mặc dù vậy, anh không còn nhớ chút gì về những dòng chữ nhắn nhủ khi ấy.

Liệu đây có phải là hiện tượng linh hồn lìa khỏi xác để cầu cứu sự giúp đỡ hay không? Trong lời mở đầu cho cuốn sách, tác giả Owen viết:

“Tôi đã thu thập các công trình cũ và gây nhiều chú ý nhất, bao gồm tuyển tập lời kể về những linh hồn hiện hình, ám ảnh, linh cảm, và rất nhiều điều tương tự như thế; cùng với đó là những bài bình luận về Thế giới Vô hình (Visible World) – để có được điều ấy, tôi đã phải sàng lọc từ đống tro trấu để có được một vài hạt lúa thơm ngon… Dần dần, tôi bị thuyết phục rằng điều mà nhiều người coi là hiện tượng mới lạ và dị thường ấy lại chính là các giai đoạn hiện thời của những gì đã từng tồn tại. Cuối cùng, tôi đi đến kết luận rằng, để hiểu đúng về những gì đã tồn tại và làm bối rối công chúng dưới cái tên ‘linh hồn hiện hình’ (Spiritual Manifestation), việc nghiên cứu lịch sử nên đi trước mọi yêu cầu khác… nó đặt ra nhiệm vụ cho các sinh viên trong lĩnh vực này… để dành sự chú ý cho các hiện tượng tự nhiên hơn là những gì đã được biết đến…”

Cho dù câu chuyện về chuyến tàu năm 1828 có phải là sự thật hay không, thì chúng ta vẫn có quyền tin rằng: Hiện tượng linh hồn ly thể (linh hồn rời thể xác) có thể là một khía cạnh khoa học nghiêm túc. Có lẽ một ngày không xa, nhân loại sẽ khám phá những bí mật đằng sau hiện tượng có vẻ siêu nhiên này. Và quan trọng hơn cả, ở đây còn là một bài học về “lắng nghe”.

Thay vì vội vàng phủ nhận những gì mà chúng ta chưa biết hoặc chưa thể lý giải, lắng nghe sẽ giúp bạn mở ra những cánh cửa quý giá mà bạn không ngờ tới. Cũng nhờ điều đó, vị thuyền trưởng đã quyết định đúng khi chọn lộ trình xa hơn so với kế hoạch, vì vậy, ông đã cứu sống những con người đang vô vọng giữa biển khơi.
Hồng Liên

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Giai thoại tâm linh về con đèo chết chóc ở Khánh Hòa.

Trước đây mỗi năm trung bình có 2-3 vụ lật xe lao xuống chân đèo, tai nạn va quệt thì liên tiếp, cao điểm trong một năm có 20 người bỏ mạng.

Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Theo người dân địa phương, tên đèo gắn với tên loài chim sinh sống quanh những ngọn đồi gần khu vực. Khi chiều tối, loài chim này cất tiếng kêu nghe rất thảm thiết, sau đó là những tiếng rù dài trong cổ họng nên có tên gọi chim rù rì.

Ngoài ra, còn tồn tại luồng ý kiến khác về xuất xứ của tên đèo, cho rằng ngọn đèo cao lại ngoằn ngoèo, xe cộ đi qua đều rất chậm, nên dân trong vùng gọi là đèo Rù Rì. Di chuyển chậm vậy nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Người dân vùng đèo đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, họ gọi đoạn đèo tang tóc này là cung đường “ma ám”. May mắn con đèo này nay đã không còn được sử dụng bởi đã có đường tránh thay thế. Giờ đây, nó chỉ còn là nơi cho dân phượt lang thang tìm cảm giác lạ.

Ông Lê Văn Long (81 tuổi) hồi tưởng: “Tôi sống hơn 40 năm ở nơi này, đã chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn trên vùng đèo. Mỗi năm ít nhất cũng 2 - 3 vụ lật xe lao xuống chân đèo, va quệt đụng xe thì diễn ra liên tiếp”.

Ông lão vẫn bị ám ảnh về những cái chết nơi vùng đèo, như thời điểm năm 1985, chưa tròn một tháng có đến 3 người chết. Đầu tiên là một người đàn ông chột mắt sống ở dưới chân đèo, đang lên hóng mát bị xe tải dưới dốc đèo lao lên, đến khúc cua mất lái, xe trườn thẳng lên người.

Tiếp theo là cặp vợ chồng ở Lương Sơn chở rau về thành phố bán. Đi đến đoạn đèo thì giỏ dựng rau va vào một chiếc xe tải. Người chồng mất lái bị cuốn phăng vào gầm xe. Sau đó lại một đôi nam nữ chở nhau lên đèo, đến khúc quẹo đâm vào lan can ven đường bị hất tung xuống chân đèo tử nạn. Khủng khiếp nhất là năm 1983, số tai nạn quá nhiều, riêng hai vụ vào giữa năm và ngày cận Tết đã cướp đi gần 20 sinh mạng...

Người dân địa phương còn lập nên một ngôi miếu thờ vong hồn những người tử nạn và che chở cho người qua đường. Sau khi xây dựng con đường tránh thay thế, tỉnh Khánh Hòa đã bịt con đường đi qua đỉnh đèo, ôtô không thể lưu thông.

Tiếng chim kêu ai oán kết hợp với lịch sử các vụ tai nạn khiến người qua đường đều cảm giác rợn tóc gáy. Chưa kể đánh mắt nhìn sang bên đường lại thấy bãi tha mavà những nấm mộ im lìm. Mặc dù đã đi đường tránh nhưng đoạn đèo “ma ám” với những cái chết lặp đi lặp lại đã trở thành đề tài bàn tán của nhiều người mê tín. Họ truyền tai nhau câu chuyện về lời nguyền cay nghiệt của người Chăm cổ được viết lên hai tấm da thuộc “trấn yểm” chân đèo.

Dân trong vùng vẫn còn truyền tai câu chuyện những năm thời thuộc địa, người Pháp mở đường từ miền Nam ra miền Trung. Gian nan nhất là quá trình thi công đoạn đèo Rù Rì, công nhân đào đất đã phát hiện 14 chiếc lọ sành được chôn dưới lòng đất.

Chiếc lọ lớn nhất hình giống như chiếc trống cơm, miệng bịt kín bằng vải, phần thân được khắc những hình thù quái dị. Số lọ còn lại nhỏ hơn, màu đỏ sẫm, cũng được bịt kín, dùng nhiều cách không mở được. Sự việc được trình lên quản lí xây dựng người Pháp. Viên kỹ sư ra lệnh đập một số lọ nhỏ, sau đó khoan thủng lọ lớn thì phát hiện bên trong có hai tấm da thuộc.

Tấm thứ nhất toàn những nét chữ kỳ lạ, không ai hiểu được. Tấm thứ hai là những hình hài rất đáng sợ, hình người nam cụt đầu, hình người nữ quái dị. Mặt sau miếng da thứ hai như có dấu triện màu đỏ và 4 con số viết rời nhau.

Mọi người nghi ngờ đó là kiểu chữ viết của người Chăm cổ nên đi kiếm người phiên dịch. Hành trình tìm kiếm người phiên dịch không ngờ có nhiều chuyện đáng tiếc. Đoàn 5 người đi về hướng Phan Rang khá lâu nhưng vẫn vô vọng, đã có hai người phải bỏ mạng khó hiểu trên đường. Ngẫu nhiên trùng hợp, họ chính là hai người thay nhau cầm tấm da thuộc kỳ lạ.

Quá sợ hãi cũng không có hy vọng gì, những người còn lại định quay về thì gặp một bà lão. Sau khi nghe kể đầu đuôi sự việc, bà lão đưa họ đến gặp một ông cụ người Chăm trong vùng. Cụ ông khẳng định đó là những bộ da ghi chép về gia phả của một bộ tộc trong vùng.

Cụ ông này cho rằng theo gia phả đặc biệt này ghi lại, trong một trận chiến, tộc trưởng vùng đất này phải rút lui, nhiều tướng lĩnh thân tộc đều phải lên ngọn đầu đài. Trước khi chết, tộc trưởng sai pháp sư viết lời nguyền bí mật trên một tấm da thuộc, nội dung đại ý cầu mong bình an cho bộ tộc. Tấm da còn lại vẽ cảnh người bộ tộc bị hành quyết, phụ nữ bị bắt làm nô lệ.

Sau đó, tộc trưởng cho làm một buổi lễ tế thần linh, bỏ hai tấm da vào trong cái lọ lớn. Tộc trưởng lựa chọn 13 dũng sĩ đi theo canh giữ lời nguyền. Tro cốt họ được bỏ trong 13 lọ nhỏ, chôn cùng với lọ lớn ở nơi hẻo lánh phía Bắc của ngọn đèo. Người qua đường đều phải bước qua những vật trấn yểm, ai lỡ đào thấy phải chôn lại tức khắc, nếu không hậu quả sẽ khôn lường.

Sau khi nghe ông già người Chăm kể lại sự tích lời nguyền, nhóm người sợ hãi vội vã trở về, càng hoảng hốt khi biết tin vợ viên sĩ quan người Pháp chỉ huy vụ này vừa trở bệnh nặng phải rời Việt Nam về nước, chỉ còn viên sĩ quan ở lại. Nghe câu chuyện của đoàn người vừa đi, chỉ biết lắc đầu khó hiểu như nửa tin nửa ngờ.

Mất một hồi trầm ngâm suy nghĩ, viên sĩ quan kết nối cái chết dọc đường của hai người cầm tấm da và căn bệnh của vợ nên quyết định làm theo lời dặn dò của ông già Chăm, cho lính chôn lại chỗ cũ.

Tuy nhiên, theo nhiều người, truyền thuyết nêu trên chỉ là sản phẩm của một thời khoa học chưa phát triển, quan niệm còn mông muội. Địa hình đèo Rù Rì quanh co, khúc khuỷu, cây cối rậm rạp quanh năm bao phủ, tầm nhìn hạn chế... là những nguyên nhân khiến tai nạn dễ xảy ra.

Dưới chân đèo lại là bãi tha ma hoang vắng khiến người qua đường thường có cảm giác rợn người ớn lạnh. Chính tâm lý mất bình tĩnh thần hồn nát thần tính kèm theo lối lên đèo bị khuất tầm nhìn nên cung đường thường xảy ra tai nạn.

Theo Pháp Luật Việt Nam

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Nhà hàng ở Hong Kong bị ma gọi đồ ăn.

Quán cơm Triều Dũng Ký nơi nhận được những cú điện thoại “gọi đồ ăn từ người chết”.

Câu chuyện về người chết gọi đồ ăn ở Hồng Kông thực sự từng xảy ra đối với một quán bán trà, cơm vào tháng 12/1989 tại nhà hàng Triều Dũng Ký phía bắc khu Tân Giới.

Quán Triều Dũng Ký thường bán những đồ ăn đặc trưng của Hồng Kông như trứng cuộn kèm bánh mỳ nướng, bánh trứng, bánh bao, mỳ…khách hàng thường gọi mang tới nhà nếu họ ở gần đó. Vào thời điểm đó xung quanh đa phần chỉ là nhà dân bình thường xen kẽ ít biệt thự chứ không phải toàn biệt thự lớn hiện đại như ngày nay.

Sự kiện người chết gọi đồ ăn tại quán cơm này đã được chính phủ Hồng Kông thừa nhận và vì không tài nào giải thích được, họ gọi đó là “hiện tượng siêu nhiên”.

Sau khi các tờ báo lớn đưa tin về vụ việc, chính phủ Hồng Kông đã xác nhận.

Ngày hôm đó cũng như mọi hôm, phục vụ quán nhớ nhận được cuộc gọi đặt cơm rang trứng, bún xào bò và một số món ăn khác dành cho bốn người, giao tới địa chỉ nằm ở khu phố phía tây khu biệt thự Hỉ Tú Hoa Viện. Nhân viên quán cơm đã nhanh chóng chuẩn bị đồ và chở tới địa chỉ vừa được báo. Khi nhân viên giao đồ tới địa chỉ thông báo qua điện thoại và bấm chuông gọi cửa, chờ một lát vẫn không thấy ai ra mở cửa liền gõ vào cửa và nói lớn: “tôi tới giao đồ ăn”. Cửa lập tức mở nhưng rất hẹp và cậu giao hàng thấy tiền được đưa ra, cảm thấy rất kỳ quái, tuy nhiên vẫn giao đồ ăn và đi về quán cơm nộp tiền.

Đến tối chủ quán kiểm kê số tiền kiếm được trong ngày thì bỗng nhiên phát hiện một xấp tiền âm phủ, ông nghi ngờ đó là do nhân viên học việc hoặc ai đó chơi khăm mình nên đã triệu tập tất cả lại hỏi. Không ai hay biết đã xảy ra chuyện gì. Tuy nhiên sau khi suy xét thấy rằng nếu nhân viên có lấy trộm tiền thì cũng vội bỏ trốn chứ không ai lại làm cái việc kỳ quái đó, vì vậy sự cố này được bỏ qua.

Ngày hôm sau quán lại nhận được cú điện thoại đặt hàng ít bột gạo và cơm cũng giao đến địa chỉ như hôm trước. Nhân viên giao hàng lại mang đồ tới, lấy tiền qua khe cửa hẹp và để lại thức ăn.

Ông chủ thêm lần nữa vô cùng tức giận vì gặp đúng tình huống hôm qua và tuyên bố nếu tiếp tục nhận cuộc gọi đặt hàng, ông sẽ tự mình tới giao đồ.

Quả nhiên ngày hôm sau, quán lại nhận điện thoại đặt giao món bò và thịt lợn nướng…ông chủ đích thân đi giao như đã nói hôm qua. Ông cũng tới đúng địa chỉ đó, gõ cửa và nhận tiền qua khe hẹp. Khi ấy ông chủ cũng lấy làm quái lạ và cố gắng xem xem có gì đằng sau cánh cửa kia hay ai là người trả tiền, tuy nhiên ông không thể nhìn thấy gì. Dù vậy ông cũng không mấy bận tâm nữa, vì thấy tiền là thật nên đã cho tiền vào túi và trở về quán.

Khi về, ông chủ bỏ số tiền đó vào một chỗ riêng. Đến tối lúc kiểm đếm tiền trong ngày, ông đã lạnh người khi nhìn thấy số tiền âm phủ ở đúng chỗ để riêng đó.

Lập tức ông chủ đã gọi cho cảnh sát. Sau khi nhận được thông báo, cảnh sát nhanh chóng tới điều tra địa chỉ này. Không ai trả lời khi cảnh sát gọi cửa, chuông cửa cũng hỏng nên cảnh sát đã phá cửa xông vào. Họ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện bốn thi thể nằm trên sàn nhà và số thi thể này đã nằm ở đây nhiều ngày trước đó. Cảnh sát lập tức phong tỏa hiện trường để điều tra, phỏng vấn hàng xóm xung quanh. Hàng xóm ai ai cũng trả lời không hề biết có người chết ở căn hộ này, bởi vì mấy ngày gần đây họ vẫn nghe tiếng ai đó chơi Mạt chược, mặc dù không nghe thấy tiếng người nói. Đặc biệt ban đêm khi xung quanh tĩnh lặng, tiếng chơi Mạt chược rất rõ.

Cảnh sát sau đó tiến hành khám nghiệm tử thi và phát hiện rằng 4 người này đã chết hơn một tuần trước. Tuy nhiên kết quả pháp y khiến họ vô cùng bất ngờ, trong dạ dày của 4 thi thể này có số thức ăn mới được tiêu hóa trong vòng 1 tới 2 ngày qua, gồm thịt bò, cơm, bún, thịt lợn…trong lịch sử pháp y chưa từng xảy ra hiện tượng kỳ quái như vậy.

Theo giải phẫu học hiện đại, thức ăn vào cơ thể người chết sẽ không được tiêu hóa. Y học hiện đại và giải phẫu học lý giải, theo thành phần và cấu trúc của vi khuẩn lên men với axit gastric (loại axit do dịch vị dạ dày tiết ra) cùng phép đo phổ khác, có thể xác định thời gian chính xác cơ thể nạp thức ăn. Và có một sự thật bất ngờ khó hiểu là số thức ăn trong dạ dày 4 thi thể này trùng khớp với đồ ăn của nhà hàng Triều Dũng Ký.

Kết quả giám định còn khiến cảnh sát khó hiểu hơn khi những đồng tiền âm phủ ngoài dấu vân tay của nhân viên giao hàng cùng ông chủ còn có dấu vân tay của 2 trong số 4 thi thể kia. Không còn dấu tay của ai khác trên những tờ tiền âm phủ đó. Trên thực tế điều này khoa học thực sự không thể lý giải nổi.

鬼話連篇-驚!港府默認「死者叫外賣」茶餐廳靈異事件.

Người ta đã mời một thầy pháp sư về giúp điều tra vụ việc. Thầy pháp sư phát hiện cửa ra vào nhà này hướng đông bắc, lấy khí đúng quỷ quan môn, âm khí rất nặng, thời gian chết phạm xung sát. Có thể đó là lý do khiến những linh hồn ở đây không nghĩ mình đã chết và không chịu rời thi thể, tiếp tục “sống” để gọi đồ ăn và chơi Mạt chược. Chỉ tới khi cảnh sát ập vào và phá vỡ trường âm khí này, họ mới được giải thoát.

Nguyên nhân thực sự gây tử vong là do đốt than thải quá nhiều carbon monoxide khiến cho bốn người ngủ say sau khi chơi Mạt chược hít phải, bị ngộ độc và tử vong trong lúc ngủ. Theo truyền thống mùa đông ở Tân giới một số năm có thể hạ xuống tận 0 tới 2 độ C (vì thế họ đốt than để sưởi ấm).

Câu chuyện người chết gọi đồ ăn đã được nhiều tờ báo lớn Hồng Kông đăng tải, cảnh sát cũng cung cấp những phân tích khoa học và các bằng chứng khác về vụ việc. Tuy nhiên làm sao người chết gọi đồ ăn thì không ai có thể giải thích nổi và truyền thông gọi đó là hiện tượng tâm linh kỳ bí. Các quan chức cảnh sát và giới chức Hồng Kông cũng không phủ nhận điều này. Và câu chuyện có thật về người chết gọi đồ ăn giao tới nhà đã trở thành hiện tượng tâm linh kỳ bí đầu tiên mà chính phủ Hồng Kông công khai thừa nhận.

Biên dịch từ NTDTV

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Tâm thần hay ma nhập.

Bệnh tâm thần là một thảm họa của nhân loại. Theo ước tính có đến một phần năm nhân loại trong một thời gian nào đó có những biểu hiện của bệnh tâm thần. Y học gọi họ là bệnh nhân tâm thần, xã hội gọi là người điên. Dân gian thì cho là do ma quỷ gây nên hoặc cho là đời cha ăn mặn đời con khát nước.

Thật ra chỉ cần không bước qua nổi một khoảnh khắc quá căng thẳng của cuộc sống, nhiều người đã phải từ giã cuộc sống bình thường để bước sang một thế giới khác. Ở thế giới đó họ vẫn tồn tại nhưng là tồn tại trong một trạng thái vô thức, thẫn thờ vô cảm, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Có xác mà vô hồn.

Trong số các bệnh tâm thần thì nhóm bệnh rối loạn tư tưởng (thought disorders) chiếm phần lớn nhất. Tên Y học là schizophrenia hay tâm thần phân liệt, dùng để chỉ bệnh điên loạn. Lẫn lộn với loại bệnh này còn có hiện tượng ma nhập với những triệu chứng tương tự. Khoa học không chấp nhận chuyện ma nhập, vẫn cho đó là bệnh tâm thần và chữa trị theo y khoa. Nhưng trong thực tế, hiện tượng nhập xác chẳng có gì xa lạ đối với dân gian. Kinh thánh Thiên Chúa giáo ghi lại những phép lạ do Chúa Giêsu thực hiện, nổi bật nhất là những chuyện trừ ma, đuổi quỷ. Hiện nay, giáo Hội La Mã vẫn cho phép một số linh mục tiếp tục nối gót Chúa Giêsu làm nghi thức trục ma, tiếng Anh gọi là "exorcism". Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng đa số là bệnh tâm thần, chỉ một số ít là do phần âm tác động.

"Hiện tượng Ma nhập hay Bệnh tâm thần". Bài này nhằm phân tích hiện tượng mà có người cho là do tác động của phần âm, trong khi khoa học khẳng định là bệnh tâm thần có thể chữa trị bằng y khoa.

1- Tâm Thần:

- Ðịnh nghĩa: Là một bệnh lý của não, có nguyên nhân do trục trặc của não bộ, trung khu thần kinh bị biến động, có những biến đổi sinh học phức tạp, chịu tác động mạnh của môi trường tâm lý xã hội và gia đình không thuận lợi dẫn đến trở thành bất bình thường..

- Nguyên nhân: Đa số do hứng chịu những cú sốc tâm lý quá lớn của cuộc sống (sợ hãi, tình cảm, kinh tế, người thân chết v.v…) Một số do tai nạn, môi trường sống, rối loạn hormone. Yếu tố di truyền cũng đang được nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, hầu như mỗi người ai cũng có lúc có biểu hiện của bệnh tâm thần.

* Một số loại bệnh tâm thần thường gặp:

Theo y văn của nhiều nước, có trên 300 loại bệnh tâm thần khác nhau. Một số loại bệnh tâm thần phổ biến như sau:

- Tâm thần phân liệt (Schizophrenia)‏

- Rối loạn đa nhân cách (Personality Disorders)‏

- Hoang tưởng (Paranoid)‏

- Ảo giác (Hallucinations)‏

- Nghe tiếng nói (Auditory Hallucinations)‏

- Rối loạn suy nghĩ (Disorganized Thinking)‏

- Kích động (Hysteria)‏

- Hứng khởi (Elation)

* Các dấu hiệu bệnh tâm thần: 

- Tâm trạng và cảm xúc: tuyệt vọng, có cảm giác tội lỗi, lo sợ, tủi nhục, …

- Suy nghĩ và lời nói: muốn tự sát, hay quên, lo lắng về sức khoẻ, nói vô nghĩa, nghĩ là đang bị theo dõi, nói một mình ...

- Thái độ và hành vi: thích ẩn dật, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, bỏ vệ sinh cá nhân, có những tư thế lạ, thích di chuyển…

- Cơ thể: hay mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chóng mặt, đau tức ngực, khó thở, toát mồ hôi, tự đốt hay cắt da thịt, sợ nước, sợ ánh sáng …

* Ðiều trị Y khoa:

- Nếu nặng thì phải đưa đến bệnh viện tâm thần. Có nhiều phương pháp điều trị, bằng các liệu pháp tâm lý, thôi miên, uống thuốc …

- Nếu nhẹ thì có thể ở nhà điều trị.

Môi trường gia đình và xã hội đóng vai trò rất quan trọng đối với người bị bệnh tâm thần.

2- Ma nhập:

- Ðịnh nghĩa: Là một hiện tượng huyền bí phát xuất từ cõi vô hình. Một đối tượng bị phần âm chiếm xác thực hiện những hành vi ngôn ngữ ngoài sự kiểm soát của mình.

- Dân gian: Gọi là bệnh phần âm, bệnh đằng dưới, ma nhập. Biểu hiện dưới nhiều hình thức như liêu trai, hồn ma báo oán, … 

- Tôn giáo: Hầu như tất cả các tôn giáo đều gọi là tà nhập và có phương pháp trị tà riêng.

- Y Khoa: Cho tất cả đều là bệnh tâm thần.

* Một số nguyên nhân ma nhập:

- Vô lễ với cõi vô hình.

- Có ân oán với phần vô hình trong quá khứ.

- Nhiều nguyên nhân khác .....

* Một số triệu chứng của hiện tượng ma nhập:

- Đau bụng, nhức đầu không rõ nguyên nhân.

- Giật kinh.

- Hay gây tiếng động.

- Giảng đạo/chống đạo.

- Đập phá bàn thờ.

- Đối đáp khôn ngoan.

- Ánh mắt tinh lanh có ánh xanh.

- Le lưỡi dài.

- Uốn cong người.

- Xưng này xưng nọ.

- Sợ ánh sáng.

- Giỡn nước nhiều / sợ nước.

* Một số phương pháp giải trừ phần âm:

Tùy theo quan niệm dẫn đến có nhiều cách giải trừ phần âm khác nhau.

- Các tôn giáo đều có phương cách và nghi lễ riêng. Tất cả đều nhân danh Đấng Tối Cao ra lệnh cho con tà phải xuất ra. Kết cục thường là chánh thắng tà, giúp củng cố đức tin của dân gian đối với các tôn giáo.

- Dân gian cũng có nhiều cách. Đi tìm thầy cúng, các pháp sư dùng roi dâu, máu chó mực …

- Hội cũng có cách riêng, thường là đối thoại, tìm ra nguyên nhân và thương lượng với phần âm và đứng ra bảo lãnh để hướng dẫn người bị nhập biết cách trả món nợ cho phần âm nhằm giải quyết ân oán của hai bên. Cách hay nhất để trả nợ cho phần âm là làm công đức.

Giải trừ ma nhập thật ra không phức tạp và gay cấn như trong phim Exorcist, hay trong những nghi thức trừ tà cổ điển của thầy pháp. Chúng ta vẫn có thể thuyết phục con tà chấm dứt hành xác nếu nắm vững được căn nguyên của hiện tượng ma nhập. Như đã nói trên, hồn ma đến để đòi món nợ mà người bị nhập hay gia đình đã thiếu trong quá khứ. Món nợ này có thể hiểu như những bất công mà những người này đã mang tới cho hồn ma trước đó. Trên quan điểm này thì chính hồn ma mới là nạn nhân thực sự, xuất hiện để đòi công bằng. Tại sao ta lại bênh vực kẻ có tội là người sống để tìm cách đánh đuổi nạn nhân là hồn ma báo oán? Hành xử như vậy chẳng trách nào mà thầy pháp thường mắc nạn, đến nỗi phải vào tù vì bị con tà gạt gẫm gây thương vong cho người bị nhập.

3- Một số điểm khác nhau giữa Tâm thần và Ma nhập:

Y học tân tiến với bao tiến bộ vẫn còn đang cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của bệnh tâm thần hầu mong có cách điều trị tốt đẹp. Y học đã thu được một số kết quả như một số bệnh tâm thần do tật bẩm sinh, do rối loạn hormone dopamine trong não, do tổn hại hệ thần kinh vì thiếu dưỡng khí lúc sanh ra do ngộ độc hóa chất hay ma túy, hoặc do các chấn động mạnh của não bộ hay tâm sinh lý. Nhưng y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của bệnh tâm thần ở một số lớn trường hợp khác, trong đó có nhóm người bị ma nhập.

Khoa học không có bằng chứng về sự hiện hữu của thế giới vô hình, hơn nữa triệu chứng ma nhập và bệnh tâm thần gần giống nhau, cho nên không chấp nhận hiện tượng nhập xác. Ngoài rối loạn trong não bộ, khoa học còn tìm thấy người bệnh thường ở lớp trẻ từ 15 đến 45 tuổi, đa phần có cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh, trong dòng dõi cũng đã có người mắc bệnh thần kinh. Khởi đầu người bệnh bị trầm cảm, sống biệt lập và lười săn sóc áo quần, diện mạo. Họ bắt đầu nói năng không mạch lạc và buông xuôi mọi sinh hoạt cần thiết như học hành, công ăn việc làm. Các triệu chứng này có thể biến mất sau một thời gian vài tuần, vài tháng, vài năm, hay càng nặng hơn là trở thành vĩnh viễn như đờ đẫn, không xúc động, mất đi sự liên kết giữa tư tưởng và cảm xúc. Ý tưởng không còn mạch lạc, liên tục, lại hay nghi bậy và tin bậy (Delusion), rồi lại thả mình vào trong thế giới ảo tưởng đó. Ngoài ra họ còn có ảo giác (hallucinations) nghe tiếng mời gọi thúc giục trong tai như tiếng của Thượng Đế, của ma quỷ, của kẻ thù v.v… Đôi khi họ lại thấy hào quang, ánh sáng, thấy Phật, thấy Chúa, hay ma quỷ v.v…. Người bệnh hành động, xử thế quái dị, cười nói huyên thuyên, kể ra những điều dị thường xen giữa những cơn hứng khởi (elation), hoạt bát, công kích, phá phách v.v….

Người bị ma nhập thường có thời gian phát bệnh ngắn, thường là dưới một năm, trong khi đó rối loạn tâm trí có thể kéo dài cả đời. Người bị rối loạn tâm thần, triệu chứng lập đi lập lại vô ý nghĩa trong khi người bị ma nhập có những lúc tỏ ra tinh khôn, nói năng hoạt bát. Gia đình bệnh nhân thường biết rõ phần vô hình muốn gì, công kích hay chửi bới ai. Nhưng trước bác sĩ và những người ngoài cuộc, thì hồn ma lại có những hành động như người mất trí để che dấu tông tích của mình.

Phần vô hình mượn các triệu chứng tâm thần để đến với đối tượng trong mục tiêu báo thù cho những thiệt hại mà người này và gia đình đã gây nên trong quá khứ. Hồn ma, có thể là người rất gần gũi với gia đình người bị nhập, đến để đòi món nợ tình, tiền hay mạng sống bằng lối hành xác.

Đôi khi phần vô hình quá tinh khôn, còn dẫn dụ thầy pháp tiếp tay tra tấn nạn nhân bằng lửa, roi dâu hoặc làm nhục với đồ dơ như phân gà, máu chó. Tệ hại hơn nữa, trong những trường hợp đòi mạng, phần âm còn mượn tay thầy pháp đánh đập người bị nhập cho đến chết. Ngoài ra, phần vô hình cũng có thể xui nạn nhân tông xe, nhảy lầu v.v…

 

Nói chung, với cặp mắt của người bình thường, rất khó phân biệt vì hầu như là giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm có thể giúp chúng ta phân biệt:

* Tâm Thần:

- 90% là tâm thần.

- Lù đù.

- Lập đi lập lại vô ý thức.

 

- Ánh mắt lờ đờ.

- Nói vô nghĩa.

- Đập phá lung tung.

- Không nhớ những gì đã nói.

- Đa nhân cách: không nhớ các nhân cách kia.

- Thời gian bịnh: Dài.

* Ma Nhập:

- Một số rất ít ma nhập.

- Lanh lẹ.

- Đối đáp khôn ngoan.

- Ánh mắt tinh lanh.

- Giảng đạo.

- Đập phá bàn thờ.

- Nhớ những gì đã nói.

- Nhiều phần âm nhập: nhớ rất rõ các phần âm.

- Thời gian bịnh: Ngắn.

4- Nhận định:

Khoa học không có bằng chứng về sự hiện hữu của thế giới vô hình, hơn nữa triệu chứng ma nhập và tâm thần gần giống nhau cho nên khoa học không chấp nhận hiện tượng nhập xác.

- Phần vô hình mượn các triệu chứng tâm thần với mục đích đòi lại những thiệt hại mà người này đã gây ra cho hồn trong quá khứ.

- Ma nhập thường có thời gian ngắn vì chỉ cần giải quyết xong ân oán là hồn sẽ ra đi.

 

- Có mục đích, có đối tượng. Chỉ những người có ân oán mới bị nhập.

- Có thể ví hiện tượng ma nhập như là một hiện tượng bị chiếm xác (Body Jack).

- Người ngoài không biết, không hiểu nhưng trong gia đình thì hiểu rất rõ.

Kết luận:

- Qua phần trình bày trên, chúng ta đã thấy rõ được sự khác biệt của bệnh tâm thần và hiện tượng ma nhập. Đây là hai lãnh vực riêng biệt. Cho nên muốn giải trừ phần âm phải nhờ chuyên gia huyền bí, cũng như muốn chữa bệnh thần kinh phải đến bác sĩ y khoa.

- Tuy nhiên, trường hợp nhập xác tương đối hiếm hoi cho nên sự kiện y khoa xem tất cả đều là bệnh tâm thần cũng là điều thuận lợi cho nhân loại.

 

- Hơn nữa hiện tượng ma nhập phát xuất từ cõi vô hình chắc hẳn phải nằm trong thiên ý vì mang lại lợi ích tâm linh cho nhiều người.

- Cho nên người mắc nạn có được giúp đỡ hay không còn tùy thuộc vào duyên phước.

- Phần âm thường đến với người nặng nghiệp hoặc có gây món nợ với phần âm trong quá khứ. Ma nhập cũng là một cách để người này trả món nợ trước đây.

- Vì vậy phần âm là nạn nhân và người bị nhập chính là thủ phạm. Như vậy tại sao chúng ta lại bênh vực cho kẻ có tội là người sống để đánh đuổi nạn nhân là hồn ma về đòi nợ. Chúng ta cần phải là quan tòa vô tư và công bình để phán xét.

- Trong cái rủi cũng có cái may là sau khi thoát nạn, người bị ma nhập cũng như gia đình thường có nhiều thay đổi tốt đẹp về mặt tâm linh. Có lẽ trong lúc khốn cùng họ tìm sự nương tựa nơi chùa chiền, nhà thờ hoặc những chỗ huyền bí linh thiêng, để rồi cũng tại những nơi này họ tìm được con đường đạo thích hợp. Phải chăng vì lợi ích tâm linh này mà thần linh đã làm ngơ cho phần âm hoành hành qua hiện tượng ma nhập.

- Như vậy có thể kết luận rằng mọi hiện tượng ma nhập đều nằm dưới sự điều động của Bề Trên.

- Do đó gìn giữ giới luật, sống thiện lành và nhất là nhớ câu Đức trọng quỷ Thần kinh thì chắc chắn sẽ không bao giờ phải chạm trán với phần âm.

ST.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Kỳ bí chuyện gia chủ “thỏa hiệp” với “ma” để được sống yên ổn.

Kể về những câu chuyện bí ẩn xảy ra ngay trong chính ngôi nhà mình, ông Phạm Quang Tứ (SN 1954, ngụ thôn Hà My, xã Điện Dương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) một mực khẳng định: “Tôi không hề mê tín dị đoan, tuy nhiên có những câu chuyện trong nhà tôi vì không ai có thể lý giải được nên nếu không chấp nhận “sống chung với ma” thì cả nhà hoặc là bỏ nhà mà lang thang tay trắng, hoặc chết dần chết mòn vì hoang mang lo lắng. Những hành động mà tôi đã và đang làm cứ tưởng như… tâm thần này là giúp gia đình mình có một cuộc sống yên ổn”.

Tai ương liên tiếp

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1999, khi gia đình ông Tứ đã dành dụm được một khoản tiền kha khá và quyết tâm xây dựng một ngôi nhà tại xã Điện Dương để vợ chồng cùng bốn đứa con có một chốn đi về ấm cúng. Tuy nhiên, ngày ăn mừng ngôi nhà khang trang lại không thể nào diễn ra như dự định. Con lũ lịch sử năm ấy đã xô ập tường rào, làm sụt lún nền móng nhiều công trình phụ khác trong nhà… Buổi khánh thành nhà phải hoãn lại để sửa sang lại những chỗ hư hỏng, rồi buổi khánh thành cũng không diễn ra nữa mà chỉ có mâm cơm gọi là “dọn về nhà mới”.

Ông Phạm Quang Tứ.

Sau một khoảng thời gian cả nhà dọn về nơi ở mới, vợ chồng ông bỗng cảm nhận được nhiều lục đục bỗng dưng nảy sinh mà vốn trước đây ở trong căn nhà tranh vách đất họ chưa từng gặp. Cứ mỗi lần ông đi công tác xa về là bà vợ lại hục hặc vô lối; con cái cũng đâm ra hư hỏng, ăn chơi phá phách mà ba mẹ có dạy bảo cũng không nghe. Đỉnh điểm của những “nỗi đau và rắc rối ập đến”, ông Tứ gọi như vậy là vào năm 2003. Ngay ngày đầu năm, ông bị tai nạn giao thông nhưng lý do thì hết sức “trời ơi”. Khi đó ông đã cẩn thận đi bộ men theo sát lề đường tránh xe cộ nhưng chiếc xe gây tai nạn thì lại cố tình leo lề tông trúng phải ông rồi thản nhiên chạy về lòng đường và chạy mất tích, không ai phát hiện ra chiếc xe đó màu gì, người cầm lái có đặc điểm như thế nào.

Đã đang ấm ức vì tai nạn “trên trời rơi xuống” khiến ngày đầu năm đã phải nằm viện điều trị, gia đình lại tiếp tục gặp vận đen khi vợ ông bỗng nhiên nổi cơn đau viêm đường ruột cấp tính và theo chồng nhập viện. “Gia đình tôi cứ như loạn hết cả lên khi hai người trụ cột lo kinh tế gia đình, chăm con ăn học thì đều đã nằm một chỗ bất động”, ông Tứ nhớ lại.

Tai họa chưa buông tha gia đình này. Khi vợ chồng vừa gượng ngồi dậy được thì bàng hoàng nhận được tin dữ bay đến từ Quy Nhơn. Đứa con trai của ông bà sinh năm 1982 khi ấy đang học tại một trường đại học ở đây ngày thường thì hiền như đất, bỗng hôm đó gây hấn với người khác nên bị đâm một nhát vào ngực đang cấp cứu trong bệnh viện. Tức tốc gom góp vay mượn tiền bạc, hai vợ chồng dìu nhau lên xe vào Quy Nhơn lo cứu chữa cho con.

.Điều lạ lùng mà đến bây giờ khi nhớ lại, ông Tứ vẫn không khỏi rùng mình lẫn thở phào: Bị đâm nhưng con trai ông vẫn còn may mắn nên thoát khỏi bàn tay “tử thần”. Con dao gây án là một con dao cực bén, thế nên khi mũi dao chạm lồng ngực con trai ông thì xuyên qua xương sườn. “Bác sĩ nói hôm đó nếu là con dao cùn thì sẽ trượt xương sườn mà thấu vào tim và con tôi sẽ cầm chắc cái chết”, ông Tứ thuật lại.

Người dưng đột tử trong nhà hóa “con đầu thai”?

.Những tai họa liên tiếp giáng xuống không chỉ khiến các thành viên trong gia đình mệt mỏi mà còn hao tốn tiền của và chỉ biết trách số phận. Đều là những tai nạn nên khi đó ông Tứ chẳng mảy may suy nghĩ đến vấn đề “ma tà quỷ quái” mà trước sau chỉ khẳng định đó là vận đen. Quan niệm này của ông sau đó ít ngày đã lung lay vì những chuyện lạ khác tiếp tục kéo đến.

.Ít ngày sau khi bị đâm xuyên cái xương sườn nên may mắn thoát chết, con trai ông về thăm nhà và rủ bạn là anh Phạm Anh Tuấn (SN 1980, ngụ tỉnh Kon Tum) cùng về chơi. Đối với người xứ Quảng, tính hiếu khách là điều có thừa nên sau khi cho con trai cùng bạn tự nhiên ăn uống, vui chơi, ông Tứ bố trí cho bạn của con trai ở trong căn phòng trên tầng 2, nơi mà các con ông dành để học bài. Sáng hôm sau, khi gọi khách dậy đánh răng rửa mặt ăn sáng, cả chục lần gọi mà không thấy thưa nên ông vào lay người khách. Không có tiếng đáp trả mà chỉ thấy người khách cứng đơ. Thì ra khách đến chơi nhà trong đêm đầu tiên đã chết “bất đắc kỳ tử”, không khi nào tỉnh lại.

Công an lúc ấy đến nhà khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi điều tra nguyên nhân cái chết của nạn nhân đã nhanh chóng xác định người này đột tử vì cảm gió. Thế nhưng lời khai của con trai ông Tứ khiến nhiều người không lý giải được về lý do dẫn đến mối quan hệ thân thiết giữa anh và nạn nhân. Con trai ông khi đó cho biết: “Tuy học khóa trên và hơn tôi 2 tuổi, thông thường thì ít khi sinh viên khác khóa chơi với nhau, nhưng tôi và anh Tuấn lại tình cờ gặp và khá thân thiết nhau, quý nhau như anh em. Trước đó anh Tuấn khá khỏe mạnh và không có tiền sử bệnh gì. Việc anh theo tôi về thăm nhà cũng hoàn toàn ngẫu nhiên. Khi thấy tôi có ý định về nhà, tự nhiên anh cũng mang ba lô đến xin đi cùng chứ anh em không bàn tính trước”.

Cũng theo lời khai của con trai ông Tứ: “Tối ấy, trước khi đi ngủ tôi có rủ anh đi uống cà phê nhưng anh từ chối và bảo “Thích ở nhà với ba má”. Nghe câu trả lời này tôi rất ngạc nhiên nhưng không hỏi vì nghĩ có khi anh quý mình, coi ba mẹ mình như bậc cha mẹ anh ấy nên mới nói thế. Rồi không hiểu vì sau, nói xong câu đó anh vào phòng nằm và không thức dậy lần nào nữa”.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình nạn nhân vội vã từ Kom Tum xuống nhận xác con cũng không có cớ gì để gây khó dễ cho gia đình ông Tứ vì cái chết chỉ là tai nạn. Song có lẽ trong mắt họ lúc bấy giờ, gia đình ông Tứ cứ như “tội đồ” vì đứa con trai của họ đã đen đủi chết trẻ trong căn nhà ông, bị “ám” cái “dây đen” gia đình nhà ông.

Những chuyện không may tiếp tục đeo bám căn nhà này vì chưa đầy một tuần sau khi gia đình nạn nhân nhận xác con để đưa về quê an táng, ba mẹ Tuấn tiếp tục quay lại nhà ông Tứ để cầu siêu và xin đưa “hồn” Tuấn theo xác. Thế nhưng những chuyện mâu thuẫn mới vừa phát sinh của hai gia đình bỗng nhiên quay ngoắt 180 độ thay đổi theo hướng trở thành thân thiện, khi bất ngờ “hồn” Tuấn không chịu theo xác về cùng ba mẹ ruột.

Ông thầy cúng đi cùng gia đình nạn nhân sau khi làm lễ cầu an, cầu siêu, xin kêu (thảy đồng xu, một tập tục cúng bái theo quan niệm mê tín để “hỏi” xem “người chết” có đồng ý hay không - PV) bỗng “phán”: “Nó thấy cả nhà mình xuống nên lẩn tránh không chịu về. Nó nói rằng vốn là con của ông bà Tứ, trước đây được đầu thai và phải mượn tạm xác để sống cùng nhà ông bà trên Kon Tum. Nay khi cần yên nghỉ thì Tuấn muốn về lại ngay nhà ba mẹ ruột của mình. Bây giờ Tuấn chỉ ở đây chứ không theo xác đi đâu cả”.

Cả hai bên gia đình khi nghe đến đây đều điếng hồn nhưng khi ngẫm lại họ mới thấy có nhiều điều trùng hợp: Tuấn cũng mang họ Phạm như ông Tứ; ngày Tuấn còn ở Kon Tum chưa đi học, gia đình Tuấn cũng đôi lần thấy con trai nói về chuyện sẽ đi Quảng Nam để tìm người thân ở đó nhưng người cha lúc này không hề để ý đến vì nghĩ con mình học hành xa, có quen biết, kết thân người ở nơi khác cũng là chuyện thường.

Vậy là sau khi bàn bạc với nhau, hai bên gia đình chọn giải pháp cho nạn nhân “hồn một nơi, xác một nơi”; để ông Tứ thờ cúng cho Tuấn và coi cậu sinh viên trước đây là người dưng nay thành… con trong nhà. Cứ cách năm một, gia đình trên Kon Tum và nhà ông Tứ lại thay phiên nhau làm giỗ to cho con, bên kia sẽ từ Kom Tum xuống Quảng Nam để thắp nén nhang cho hương hồn con, hoặc bên này lại từ Quảng Nam chạy ngược Kom Tum lên để dọn cỏ, quét tước mộ, thay bát nước trên mộ “con đầu thai”.

Dành riêng một tầng lầu làm nhà cho… ma, rồi “ký giao kèo” với “ma” có nội dung “cùng sống chung yên ổn dưới một mái nhà” thì có lẽ trên cả nước Việt Nam chỉ có mình gia đình ông Tứ. Những câu chuyện của người đàn ông này kể về sự lạ trong nhà mình đầy những tình tiết khó lý giải khiến người bạo gan cũng cảm thấy rờn rợn...

“Ma nhập tràng” quát tháo?

Liên tiếp xảy ra những bất trắc nhưng vốn không tin vào những chuyện ma quái nhảm nhí, mê tín dị đoan nên ông Tứ đã gạt phăng những “bán tín, bán nghi” của một số người trong gia đình: “Lẽ nào trong nhà có ma”. Ông Tứ nửa thật nửa đùa: “Nhưng có lẽ “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời”, nếu có “ma” thì lúc đó chắc chúng thấy tôi “cứng đầu” quá nên tự tìm đến “đối chất” với tôi”.

Mệt phờ người sau chuỗi ngày tai ương, khi chưa kịp nghỉ lại sức sau hết những chuyện bệnh tật, án từ, người chết rồi “con đầu thai” thì một buổi trưa, chuyện lạ lại tiếp tục tìm đến. Chuyện là trưa ấy, chị Võ Thị Phước (27 tuổi, em vợ của ông Tứ) đang là giáo viên của một trường tiểu học trong xã bất ngờ ghé nhà chơi.

Trước đây bà dì chẳng bao giờ bén mảng vào phòng của anh rể, nhưng không hiểu sao hôm ấy chị Phước cứ “nhơn nhơn” tiến thẳng đến phòng ông anh. Vừa bước vào phòng, chị đã la lối, quát tháo ông Tứ và cả nhà khiến ai nấy cũng đều kinh ngạc.

Nói một hồi, Phước lại đi tìm trầu để ăn là điều lạ lùng đối với một cô gái trẻ, miệng liên tục bỏm bẻm trầu khiến nước miếng tứa ra cả hai bên khóe miệng. Lạ hơn nữa là cô gái chưa từng ăn trầu này dù ăn cả chục miếng trầu mà không nhổ nước đi nhưng vẫn không hề bị say.

Phước tự xưng là “bà”, “ta”, gọi mọi người trong nhà là “nhà ngươi” rồi ra lệnh cho ông Tứ đến để nói chuyện. Phần ông Tứ, lúc này cũng có uống một chút rượu nên “nóng mặt phừng phừng", hơn nữa “nghĩ nó là bà dì của mình, ngày thường quát một câu đã chực khóc nên sợ gì nó” như lời ông kể lại.

Ông Tứ liền kéo ghế ngồi đối diện chuyện trò. Lúc ấy, cô gái Phước xưng “bà” và cho rằng “bà chính là một trong 5 người đã chết ở khu đất bên cạnh, đang nằm yên ổn thì nhà người quấy rầy”. “Vậy tôi quấy rầy gì “bà”?”. “Lại còn cãi à? Khi làm nhà, nhà ngươi đã hốt đất có nắm xương của chúng ta cho vào nền nhà. Bây giờ “bà” yêu cầu cả nhà chúng bay phải đến nơi khác mà ở. Nhà này thuộc về “bà” rồi. Nếu không đi thì cả nhà nhà người sẽ liên tiếp gặp những chuyện chẳng lành”.

Phát hoảng vì căn nhà cả đời dành dụm xây dựngcó nguy cơ bị mất, ông Tứ kể lại khi ấy chẳng cần tin hay không tin chuyện có ma mà cứ gân cổ “cãi chày cãi cối”: “Nếu là người cõi âm thì có nhiều cách để báo cho tôi trước khi làm nhà chứ tại sao để đến lúc này rồi mới cho biết. Cái sai thuộc về “bà” nên “bà” ráng chịu, đừng có “xử ép” nhà tôi”. Cuộc cãi vã giữa ông chủ nhà và cô gái “ma nhập” cứ thế kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ mà “bất phân thắng bại”.

Ông chủ nhà bạo gan này cuối cùng cũng tìm ra phương thức hài hòa nhất: “Thôi, bà lấy phấn vẽ cho tôi khu vực nào bà đang nằm thì tôi xúc đất đưa đi nơi khác. Thể xác của thổ thì hoàn thổ là xong chứ sao”.

Tuy nhiên, ông Tứ kể lại: “Khi đó cô em vợ bị lảm nhảm cũng cho rằng phần trả lại chỉ là thể xác, còn vong hồn thì vẫn nằm trong ngôi nhà của tôi nên tôi mới đưa thêm ý kiến gia đình sẽ dành một không gian riêng cho các hồn ma cùng ở trong ngôi nhà này và sẽ được gia đình thờ cúng đàng hoàng”.

Sau khi “con ma” đồng ý cầm phấn vẽ khu vực đất trong nhà phải đổ đi và trả lại thể xác cho Phước, cô em vợ lăn đùng ra ngất xỉu. Cả tiếng đồng hồ sau cô mới mở mắt ngơ ngác nhưng không hề nhớ hay biết gì về điều đã xảy ra.

Cũng theo ông Tứ, không chỉ dừng lại ở đây, “con ma” còn có lần hiện về bày cho ông cách… chữa phong thủy xấu. Chuyện là khu đất vốn là nền nhà ông trước đây có một cái giếng. Khi xây nhà, ông đã không lấp giếng đi mà chỉ đúc một tấm bê tông để đậy lên miệng giếng rồi xây nhà ở lên trên. Chính vì việc làm “trái khoáy” này mà có lẽ phong thủy nhà ông “có vấn đề”.

Thêm một lần đến chơi nhà anh rể, chị Phước lại bị “ma mượn xác” để chỉ dạy cho ông Tứ cách nối một ống nhựa để thông khí vào giếng dưới nền nhà, rồi nối tiếp một ống nhựa nữa lên trời để đón ánh sáng. “Có như vậy, gia đình nhà ngươi mới đầm ấm, ăn nên làm ra và tránh những điều thị phi cũng như con cái học hành ngoan ngoãn”, cô gái bị “ma nhập” khi đó giảng giải “tinh vi”.

“Chung sống hòa bình”

Đưa chúng tôi đi một vòng quanh nhà, ông Tứ cứ một mực: “Có những điều mà ta không thể lý giải nổi nên giải pháp cuối cùng là sống chung trong hòa bình. Mà thật ra tôi cũng chỉ cần có thế thôi, được yên ổn là điều hạnh phúc”.

Tầng 2 của căn nhà rộng khoảng 80m2 là nơi gia đình ông Tứ hoàn toàn dành cho những người thuộc về “thế giới của cõi trên” sinh hoạt. Bắt gặp đầu tiên là căn phòng nơi người khách đến chơi lần đầu tiên rồi chết “bất đắc kỳ tử”, đến nay vẫn giữ nguyên với chăn nệm, chiếu gối xếp ngay ngắn. Mở một cánh cửa đi vào tiếp là nơi thờ Phật và thờ nạn nhân. Căn phòng phía sau là phần thờ gia tiên trong dòng họ. Riêng khoảng không gian rộng rãi phía trước, ông dành làm “nơi ở” của những “hương hồn từng nhập về báo ứng” cùng với một am thờ nhỏ.

Đi đến đâu, ông cũng lầm rầm khấn vái, xin cho “người lạ” được lên nơi ở của “các vị” tìm hiểu, tham quan, rồi sau đó mới quay sang giải thích từng nơi thờ riêng. Lý do thờ Phật ông Tứ đưa ra là làm theo ý kiến của người thầy cầu an và gọi hồn Tuấn năm xưa chỉ dẫn, để có “vị cầm cương” trong ngôi nhà, không cho những hồn ma được “tác oai tác quái”…

Ông Tứ cũng cho biết, lúc mới lập khu dành riêng để thờ tự này, vợ và con cái ông sợ “xanh mắt mèo” nên không ai chịu ở trong nhà, kiên quyết “thôi ma ở thì mình bỏ nhà đi chỗ khác”.

Thế nhưng, sau đó do vợ ông phần thì chẳng biết đi đâu, phần thì liên tục chiêm bao thấy khi thì nạn nhân trở về kể vốn là con ruột của bà nên mọi người trong nhà không phải lo lắng sợ hãi; khi thì trấn an rằng những “hồn ma” mà ông Tứ đã từng “lỡ tay” xúc vào nhà cũng không có phá phách… nên bà vợ ông Tứ cũng dần dần bớt sợ hơn.

Bà vợ nay cũng mê tín nên thường xuyên hương khói, xem những “người cõi trên” như người một nhà, là “thành viên” của gia đình bà. Con cháu mỗi khi về chơi đều được bà căn dặn lên trên “chào” hết các cô, các chú, chào anh Tuấn… rồi mới được xuống nhà “đi đâu thì đi”.

Ngồi kể lại những bất trắc đã trải qua khiến gia đình khốn đốn, bất giác ông bà Tứ thở dài: “Cũng có thể chẳng có ma mà đó chỉ là những tai ương liên tiếp không buông tha, chỉ là cô em bỗng nhiên nói lảm nhảm vì say nắng, nhưng chúng tôi vẫn lựa chọn cách này, thôi thì có bị xem là mê tín hay gì đấy cũng được, miễn sao những người trong gia đình thấy yên ổn để chí thú làm ăn, sinh sống hòa thuận. Người chết thì đã chết rồi và người sống đã lo vẹn toàn rồi, thì nay phải lo cho người sống mới là điều quan trọng”.

Dân làng thì người sợ sệt, cứ khi đi qua nhà ông lại nổi da gà; cũng có người cười chê rằng thế kỷ XXI còn đâu quan niệm ma quái nên ông bà Tứ rõ ràng là những người mê tín dị đoan.

ST.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Cái chết bí ẩn của Elisa Lam, cô gái gốc Hoa nghi bị ma ám trong thang máy.

Elisa Lam, cô gái chết bí ẩn tại khách sạn Cecil.

Ngày 1/2/2013, Elisa Lam đột nhiên mất tích khi đang ở khách sạn Cecil, trung tâm Los Angeles, California, Mỹ. Nữ sinh viên 21 tuổi người Canada gốc Hoa này khi đó đang đi thăm thú bờ tây nước Mỹ một mình, theo LA Times.

Nữ sinh Canada chết sau khi có những hành động lạ trong thang máy, tại một khách sạn mang lịch sử nhuốm màu kinh dị.

Để tìm kiếm cô, sở cảnh sát Los Angeles đã công bố những hình ảnh cuối cùng về Lam mà họ có được, từ camera giám sát ở thang máy khách sạn Cecil vào ngày cô biến mất. Đoạn băng cho thấy Elisa Lam có những biểu hiện rất khác thường.

Cô bước vào thang máy và nhấn nhiều nút một lúc. Buồng thang máy không di chuyển và cửa vẫn mở. Lam đã ló đầu nhìn ra ngoài hành lang và đi ra đi vào vài lần. Cô tỏ vẻ lo lắng và tay cô có những động tác như thể cô đang giao tiếp với ai đó phía ngoài hành lang mà camera không thấy được. Cuối cùng, Lam đi ra ngoài hành lang phía bên trái và biến mất, cánh cửa thang máy khép lại.

Đoạn video được tung lên mạng và nhanh chóng gây chú ý. Nó nhận được hơn 16 triệu người lượt xem trên Youtube. Một số người đặt ra giả thiết rằng Lam phê ma túy hoặc có vấn đề tâm thần. Một số người nói cô đang trốn ai hoặc điều gì đó không thể thấy trong đoạn băng ghi hình.

Theo trang Daily Maverick, có ý kiến còn cho rằng cô bị ma ám, khi xét đến lịch sử u ám của khách sạn. Họ cho rằng cô đã giao tiếp với thế lực siêu nhiên vô hình. "Tôi sợ quá, tôi đang run lên đây", một người viết trên trang Youku sau khi xem video.

Khách sạn Cecil.

Khách sạn Cecil nổi tiếng với lịch sử gắn liền với những vụ chết chóc. Elizabeth Short, có biệt danh Thược Dược Đen, được cho là lưu lại khách sạn này trước khi cô bị sát hại dã man vào năm 1947. Thi thể không mặc quần áo của cô bị chặt thành hai khúc tại một mảnh đất trống ven đường ở Los Angeles. Mặt của cô bị băm nát từ khóe miệng đến mang tai. Vụ án mạng này vẫn chưa có lời giải.

Goldie Osgood, nổi danh với tên gọi "Quý bà bồ câu" cũng bị cưỡng hiếp và sát hại tại phòng của bà ở khách sạn Cecil vào năm 1964. Tên sát nhân hàng loạt người Mỹ Richard Ramirez và kẻ học theo hắn, tên sát nhân hàng loạt người Áo Jack Unterweger cũng từng lưu trú tại khách sạn Cecil khi chúng gây án. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều vụ tự tử, bao gồm trường hợp một phụ nữ nhảy từ cửa sổ khách sạn để kết liễu đời mình, nhưng đồng thời làm chết một người đi đường vì cô rơi trúng người này.

Hai tuần sau khi Elisa Lam mất tích, khách lưu trú ở Cecil phàn nàn về việc nước trong phòng họ chảy quá yếu và có màu nâu. Sáng 19/2/2013, một nhân viên khách sạn tên Santiago Lopez kiểm tra 4 bồn chứa nước trên mái của khách sạn. Anh phát hiện thấy phần nắp của một bồn nước đã bị mở ra. Lopez trèo lên kiểm tra và kinh hãi trước cảnh tượng trước mắt: một thi thể phụ nữ trẻ nổi úp mặt xuống mặt nước trong bồn. Đó chính là Elisa Lam.

Khó lý giải

Bồn nước trên mái khách sạn, nơi thi thể Lam được phát hiện.

Lopez khai với cảnh sát rằng không ai có thể lên được mái của khách sạn mà hệ thống báo động không phát hiện. Thực tế, Lopez đã phải ngắt hệ thống báo động trước khi đi lên mái. Chỉ có nhân viên khách sạn mới có chìa khóa để đi vào cầu thang và cánh cửa ở mái khách sạn. Theo một nhân viên kỹ thuật, cho dù người nào đó có thể lên mái mà không làm kích hoạt hệ thống báo động, thì người đó cũng phải trèo lên giàn đỡ bồn nước, rồi tiếp tục leo lên một cái thang thứ hai để đến nắp bồn nước. Cuối cùng, người đó phải dỡ cái nắp kim loại nặng trịch và nhảy vào bên trong. Một điều kỳ lạ nữa là ngay sau khi Lam mất tích, cảnh sát cùng chó nghiệp vụ đã kiểm tra mái khách sạn nhưng không phát hiện ra dấu vết.

Cơ quan khám nghiệm pháp y cho biết thi thể của Lam nổi lõa thể trong bồn nước và trang phục của cô, chính là bộ quần áo mà cô mặc lúc ở thang máy, trôi nổi xung quanh thi thể cô. Thi thể cô bị phân hủy tương đối mạnh vì đã gần hai tuần trôi qua kể từ khi cô mất tích. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy cô bị hành hung hay cưỡng hiếp. Trong cơ thể cô chỉ có hoạt chất ibuprofen (có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt), chứ không có ma túy.

Cơ quan khám nghiệm pháp y kết luận Lam tử vong do đuối nước. Tuy nhiên, vào thời điểm cô tử vong, nước trong bồn chỉ đầy một nửa hoặc 3/4. Điều này dẫn đến nghi vấn làm sao một phụ nữ khỏe mạnh, lành lặn lại có thể chết chìm trong một bồn nước với khối lượng ít ỏi như vậy.

Để chuẩn bị cho chuyến đi định mệnh khám phá bờ tây nước Mỹ, Lam đã tạo một tài khoản có tên Nouvelle/Nouveau trên mạng xã hội Tumblr. Và tài khoản này vẫn tiếp tục cập nhật thông tin ngay cả sau cái chết của Lam. Dù Lam có thể cài đặt để Tumblr đăng các thông tin tự động theo các mốc thời gian cô lập ra, nhiều người tự hỏi liệu chúng có phải là các thông tin được gửi "từ thế giới bên kia".

Gia đình Lam đã gửi đơn kiện yêu cầu khách sạn Cecil phải chịu trách nhiệm cho cái chết của cô nhưng đơn kiện bị bác vào cuối năm 2015. Thẩm phán cho biết không có bằng chứng nào cho thấy khách sạn cho phép Lam đi lên mái khách sạn hoặc khẳng định rằng mái khách sạn và các bồn nước an toàn.

Mặc dù khách sạn Cecil đã chứng kiến nhiều cái chết, tai tiếng từ vụ việc của Lam đã đe dọa uy tín của nó. Khách sạn này sau đó được đổi tên thành Stay on Main.

Hồng Vân

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Giai thọai về ngôi mộ nhà họ “Ngô Đình” tại huyện Lệ Thủy, tình Quảng Bình.

Khoảng cuối thế kỷ 19 đời vua Tự Đức tại làng Đại Phong (tục danh Đợi), huyện Phong Lộc (sau đổi thành huyện Lệ Thủy), tỉnh Quảng Bình, có một nông dân đến ngụ cư trong làng,...vợ chết sớm, chỉ có một cậu con trai nhỏ độ 6 tuổi, hằng ngày làm mướn sinh sống. Ban hội tề ở đình làng này cắt cử ông đến phục dịch ở đình làng mỗi khi có hội họp hoặc tế lể.

Sau đó, trong một cơn bệnh nặng, ông qua đời, được ban hội tề làng cử 4 dân đinh đưa thi hài ống đến an táng lại “Bến Đẻ” một vùng rừng núi ngược dòng sông Kiến Giang cách làng Đại Phong độ 3 cây số ngàn.

Vì mới đến ngụ cư, không có địa vị trong làng, không thân thuộc, lại quá nghèo, nên công việc tổ chức mai táng cũng chỉ đơn sơ và vội vàng.

Ngôi mộ.

Khi 4 dân đinh chèo thuyền đưa thi hài ông đến “Bến Đẻ” thì trời đã về chiều, mà nơi này có tiếng nhiều cọp, nên khi dân đinh đang khiêng thi hài ông từ bến đậu thuyền tiến vào núi, bỗng có nhiều tiếng cọp gầm gừ quanh vùng. Dân đinh sợ quá vội hạ xuống cùng nhau hối hả đào một huyệt cạnh đường mòn, nhưng đào chưa xong thì tiếng gầm thét của chúa sơn lâm càng rền vang đâu đó, 4 dân đinh khiếp đảm liền đặt thi hài ông xuống huyệt còn quá cạn rồi lấp đất qua loa, đọan vội vã cùng nhau co giò chạy về bến xuống thuyền chèo về nhà, định bụng sáng hôm sau sẽ trở lại sửa sang lại chu đáo hơn kẻo tội nghiệp người quá cố.

Qua hôm sau, số dân đinh này chèo thuyền trở lại, thì lạ thay, ngôi mộ chiều hôm trước mới lấp qua loa chưa thành nấm, nay đã hóa thành một gò đất tròn trịa do mối tạo lên lớn bằng một căn nhà. Các bậc lão thành trong làng và lân cận nghe tin, lũ lượt đến xem và đều cho là ngôi mộ thiên táng.

Nhưng rồi câu chuyện cũng theo thời gian đi và quên lãng, không ai lưu tâm bàn tán gì đến nữa. Mỗi lần ai đi ngang qua ngôi mộ này cũng không còn để ý đến một gò đất cây cỏ um tùm vì không người viếng thăm săn sóc từ năm này qua năm khác.

Cụ Ngô Đình Khả.

Ông cụ qua đời, để lại cậu con trai côi cút mới lên 8, mặt mũi rất khôi ngô dĩnh ngộ, nên được vị cố đạo Thiên Chúa ở xứ đạo Mỹ Phước cạnh làng Đại Phong nhận đem về nuôi cho ăn học. Cậu bé đó là cụ Ngô Đình Khả sau này đó.

Sau này, cậu bé được cho ra Hà Nội học, thi đậu tốt nghiệp trường thông ngôn Đông Pháp, được bổ làm thông phán tại tòa Thống sứ Bắc Kỳ tại Hà Nội (trường này giống học viện hành chánh bây giờ).

Theo thông lệ xưa, hễ ai được nhà nước bảo hộ hay Nam triều bộ nhậm chức tước gì thì đều được nhà nước, thông tư về nguyên quán và ban hội tề làng phải tổ chức lên tỉnh rước sắc bằng về làng, nhằm làm tăng vinh dự cho người được bổ nhậm, thường gọi là “tư án quán”. Tại làng, người nào có phẩm hàm cao thì được làng cấp phần ruộng tốt giao cho thanh nhân canh tác.

Nhưng khi được nhà nước bảo hộ ở Hà Nội tư án quán, tòa công sứ và dinh tuần vũ tỉnh Quảng Bình báo cho làng Đại Phong lên tỉnh rước sắc bằng cụ Khả, thì ban hội tề làng này từ khước viện lý do làng Đại Phong không có ai tên là Ngô Đình Khả cả, bởi vì nếu nhận có, tất cụ Ngô Đình Khả sẽ là vị tiên chỉ của làng này, trong khi làng này chỉ có những quan nhỏ cửu, bát phẩm mà thôi.

Do sự khước từ trên, cu Ngô Đình Khả giận làng Đại Phong, sau đó cụ kết hôn với một thiếu nữ trâm anh ở làng Phú Cam gần kinh đô Huế và nhận làm công dân của làng này.

Sau này cụ Ngô Đình Khả chuyển cái ngạch Nam triều rồi lần lượt thăng tiến trên đường họan lộ, đến triều vua Thành Thái ngài thăng chức Thượng thơ bộ Học, Hiệp ta Đại học sĩ.

Dân làng Đại Phong lúc bấy giờ hối tiếc việc không thừa tiếp một công dân anh tài vẻ vang cho làng xóm, nên đã cùng nhau vào Huế xin tạ lỗi và thỉnh cầu được tiếp nhận cụ về làng, được cụ chấp thuận. từ đó, cụ là công dân làng Đại Phong. Cụ đã góp công xây dựng ngôi đình làng Đợi to lớn và ngôi nhà thờ nguy nga hiện nay vẫn còn.

Gái và trai.

Cụ Ngô Đình Khả sinh được 2 gái và 6 trai: hai gái là bà cụ Cả Lễ và bà cụ Ấm, 6 trai là cụ nguyên tổng đốc tỉnh Quảng Nam Ngô Đình Khôi, Đức tổng Giám mục Ngô đình Thục, nguyên tổng thống đệ nhứt VNCH Ngô Đình Diệm, nguyên cố vấn Ngô Đình Nhu, nguyên đại sứ VNCH tại Anh quốc Ngô Đình Luyện và nguyên cố vấn cao nguyên trung nguyên Trung phần Ngô Đình Cẩn.

Năm 1936, cụ bà Ngô Đình Khả cùng các con gồm các ông Ngô Đình Khôi, Đức cha Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn (vắng mặt ông Ngô Đình Luyện có lẽ du học ngọai quốc) về làng Đại Phong thăm làng. Trước khi về làng, cụ bà và các con đến Bến Đẻ viếng mộ cọ cố Tam Đại Tổ.

Chạm long mạch.

Năm 1938, ông Paul Ngọc, một nhà kinh doanh khai khẩn đất hoang nguyên quán Đồng Hới được phép khai khẩn đồn điền Ba Canh (tả ngạn sông Kiến Giang song song với vùng núi Bến Đẻ, Bến Trấm), ông này vô tình cho đào một con mương dẫn nước vào đồn điền để canh tác đã chạm phải long mạch của ngôi mộ thiên táng của nhà họ Ngô Đình kể trên và tai nạn đã đưa đến nho nhà họ Ngô là:

- Thượng thơ bộ Lại của triều đình Huế Ngô Đình Diệm bị hòang đế Bảo Đại cất chức thượng thơ thu hồi tất cả phẩm trật và huy chương vì đã chống đối lệnh hòang đế.

- Tổng đốc Quảng Nam Ngô Đình Khôi phải bị rắc rối một thời gian vì đã chống đối gây sự bất hòa với viên phó tòan quyền Đông Pháp Nouailletas.

Năm 1944, ông Paul Ngọc được chuyên viên canh nông Nhật bổn yểm trợ khuếch trương đào các con kinh dẩn thủy trong đồn điền Ba Canh của ông, vô tình đã chạm vào long mạch của ngôi mộ kể trên, nên lại một lần nữa gây đại nạn cho nhà họ Ngô là:

- Ông Ngô Đình Khôi và con trai đầu lòng là Ngô Đình Huân bị chính quyền VM bắt và thủ tiêu sau cuộc cách mạng mùa thu 1945.

- Ông Ngô Đình Diệm cũng bị chính quyền VM bắt giam nhưng đã trốn thóat bôn đào ra ngọai quốc.

Hàn lại long mạch.

Nhưng nhờ thời gian Đồng minh đánh Nhật và VN chống Pháp, mọi công tác tại đồn điền này đều phải đình chỉ, các kinh đào dẫn thủy nhờ thời gian qua đã lấp lại hết. Long mạch đã được hàn gắn lại nên vận số nhà họ Ngô lại phục hưng bột phát hơn trước:

- Tháng 7-1954, ông Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh rồi trở thành vị tổng thống sáng lập nền đệ nhất cộng hòa VN.

- Cùng lúc, bào đệ là ông Ngô Đình Nhu nắm giữ chức cố vấn nòng cốt của chế độ, ông Ngô Đình Luyện giữ chức đại sứ VNCH tại Anh Quốc, ông Ngô Đình Cẩn trở nên vị lãnh chúa của miền Trung. Còn Đức Cha Ngô Đình Thục lên chức Tổng Giám Mục và có thể sẽ là vị Hồng Y đầu tiên của Công Giáo tại VNCH.

Lại chạm Long Mạch.

Nhưng vào khỏang năm 1960-1962, chế độ miền Bắc bắt đầu đặt nặng công cuộc yểm trợ tận lực cho Mặt trận Giải Phóng miền Nam được Trung Cộng viện trợ xây đắp xa lộ từ Bắc vào Đồng Hới qua Hậu Hùng, Mỹ Đức đến vùng đồn diền Ba Canh tiến sát vĩ tuyến 17 và vùng Ba Canh trở thành căn cứ sản xuất và bổ túc vủ khí để chuyển vào Nam. Họ đào những đường hầm sâu để đặt cơ xưởng dưới lòng đất hầu tránh oanh kích đã làm đứt hẳn long mạch của ngôi mộ thiên táng nhà họ Ngô tại Bến Đẻ. Sự kiện này đưa đến đại nạn cho tòan thể gia đình họ Ngô Đình vào mùa đông năm 1963 như chúng ta đã rõ.Âu cũng là do thiên định cho sự kết phát của ngôi mộ kể trên phải chịu trong giai đọan đại biến này thôi. Rồi nếu hồng phúc của nhà họ Ngô Đình trời còn dành cho phần trường cửu hơn, thì biết đâu sau này lại có những sự kiện đưa đến hàn gắn lại long mạch để lớp hậu duệ nhà họ Ngô Đình tái phục hưng vĩ đại hơn nữa.

Về phương diện phong thủy, phải chăng ngôi mộ kể trên đã chung tú bới non sông hùng vĩ của huyện Lệ Thủy từ phía Nam có 3 hòn núi An Mã dẫn về Bến Trấm, Bến Đẻ và phía Tây có núi Đầu Mâu chung khí về biển Hạc Hải ờ phía Đông Bắc trải long mạch dựa theo sông Kiến Giang ngược lên Tróc Vực quy tụ vào ngôi mộ này kết phát đến tột đỉnh, Đế, Bá, Công, Hầu chăng ?

Kẻ viết giai thọai này chỉ là kẻ hậu sinh, nhờ được sinh sống ở quê hương từ thuở thiếu thời, được các bậc tiền bối truyền thọai lại mà thôi. Nay xin viết lại để mong chư hải nội tiền bối nhất là liệt quý vị cao niên đồng hương hiện ờ Miền Nam phủ chính lại cho, hầu xây dựng đích thực một sử liệu không những chỉ ở lãnh vực địa lý mà cả cho danh nhân chí của Việt Nam nữa ./.

Tây Đô tháng 10-1973.
Tạp chí Khoa Học Huyền Bí số 1B(75) ngày 20 tháng 1-1975



Bổ sung.

* "Thế đất “Đầu Mâu vi bút, Hạc-Hải vi nghiêng” ở làng Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bình đã xuất phát tổng thống Ngô-đình-Diệm, Võ-nguyên-Giáp và thiếu tướng Đỗ-Mậu. "

* (Lệ Thủy là một huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Phía nam giáp huyện Vĩnh Linh (thuộc tỉnh Quảng Trị), phía bắc giáp huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), phía tây giáp tỉnh Khammouan của Lào, phía đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên 142.052 ha, dân số năm 1998 là 140.804 người Đây là quê hương của Sùng Nham hầu Dương Văn An, Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Kim tử Vinh Lộc Đại phu Đặng Đại Lược, Thạc Đức hầu Đặng Đại Độ, Sư bảo Nguyễn Đăng Tuân, Vũ Đăng Phương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm. Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khu nghỉ mát suối nước khoáng Bang, văn hóa đặc trưng Hò khoan Lệ Thủy, trong đó có điệu hò khoan chèo đò, hò giã gạo. Hằng năm, vào ngày 2 tháng 9, nơi đây diễn ra đua thuyền truyền thống. Trong Chiến tranh Việt Nam, nơi đây là chiến trường ác liệt với mật độ bom rải thảm của Không quân Mỹ với mật độ dày đặc.

Phía tây là dãy Trường Sơn, địa hình dốc theo hướng đông với vùng núi, đồi, có suối nước khoáng Bang với nguồn nước khoáng đang được khai thác làm nơi nghỉ dưỡng và làm nước uống đóng chai. Ở giữa là một dải đồng bằng hẹp hai bên bờsông Kiến Giang. Ven biển là một dải cồn cát trắng. Vùng biển của huyện Lệ Thủy là những bãi cát trắng, nước biển sạch. Hiện đã có bãi tắm tại Ngư Thủy được đưa vào khai thác.) - Theo vi.wikipedia.org/

* Những trường hợp mộ tốt:

1. Phù địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu.)

2. Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.

3. Mộ kết: Là một điểm trong long mạch có mật độ siêu vật chất cao nhất và động nhất; đồng thời có cảm trường siêu vật lý đi qua thường trực và cao diệu. Cảm trường siêu vật lý phân giải và làm tê liệt tà vật, tà khí, vi sinh vật hủ hóa, nên hài cốt không bị tiêu hủy và bề mặt sinh cơ còn tiếp tục sinh sản dưới một hình thức khác lạ của sinh vật hạ đẳng như là nấm mốc, mối đùn, thủy tụ.

*Nấm mốc: Làm di hài còn nguyên vẹn và bên ngoài được bao bọc bởi một mạng tơ trắng hay xanh, vàng, do ngoại bì biến thái.

*Kết mối: Là mối (termite) tập họp, tạo thành một lớp keo bảo vệ hài cốt kiên cố như xây xi mân. (Tin đồn rằng mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết mối).

*Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã nàu đen. ( Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-qúi-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, kết thủy ?)

* Những trường hợp mộ xấu:

1. Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.

2. Mộ chôn gần freeway, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy kỹ nghệ nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút xách.

3. Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.

4. Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ: Long mạch bị cắt đứt! Chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.

5. Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương, nên con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ. Đồng tính luyến ái.

6. Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.

7. Quan tài bằng đá hay kim khí, thì con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.

8. Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.

9. Bia mộ để dưới chân: Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn. (Rất may, hầu hết các nghĩa địa ở Mỹ đều để bia trên đầu, như Rose Hill, Peek family,Westminster Memorial Park, Chúa Chiên Lành...)

10. Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.

11. Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt. Bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí thì con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận. Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm, thì đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.

12. Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôí!)

13. Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.

14. Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc. (Nghĩa trang Mạc-đỉnh-Chi ở Sài-Gòn khi bị giải tỏa, nhiều ngôi mộ nằm ở tầng trên mà lại kết thủy đầy nước trong veo, trong khi mộ ở tầng dưới không kết tốt, lại thấy khô ran.)

15. Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết.

16. Người Khmer thường xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí) nên con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn, suýt bị diệt chủng. (“Cánh đồng chết” với những núi sọ người đã làm cả thế giới hãi hùng!).

17. Người Do-Thái và người Nhật ngày xưa, có tập tục hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất. Hậu qủa là thế hệ sau làm nạn nhân của lò thiêu Hitler và bom nguyên tử. Trong đại chiến thứ 2, Đức-quốc-Xã của Hitler muốn tiêu diệt người Do-Thái nên đã tập trung họ lại rồi lùa ï vào lò thiêu. Còn người Nhật ở Mã-Đảo và Trường-Kỳ bị thiêu hủy vì 2 trái bom nguyên tử.( Đây là một thứ nhân quả vật lý, khác với nhân qủa của nhà Phật. Ví dụ bà mẹ lận đận chồng con hai ba đời. Con gái sau đó cũng trắc trở hai ba đời chồng. Trong gia đình có người chết trôi, phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa. Cha chết bất đắc, con cũng chết thảm như gia đình Kennedy.) ( Quảng Đức )